Tổng quan về module LED RGB
Trong kỹ thuật hiển thị màu sắc của điểm ảnh các chuyên gia dùng cách phối hợp tỉ lệ về cường độ sáng của 3 nguồn ánh sáng có màu cơ bản là: Màu đỏ (Red), Xanh lá (Green) và xanh dương (Blue). Dựa vào cách thức này ta có thể tạo được LED RGB bằng cách ghép 3 LED đơn có 3 màu đỏ, xanh lá và xanh dương lại với nhau.
Đặc điểm của module LED RGB
Khác với các dòng LED thường, LED 3 bóng RGB có 4 dây chân, trong đó có 1 dây chân dương chung và 3 chân âm riêng cho từng màu (R – red – đỏ, G – Green – Xanh lá, B – Blue – Xanh dương). Có thể nói đây là sự kết hợp của 3 màu LED và thay đổi màu sắc bằng việc điều khiển các chân của LED, thông thường ta sẽ dùng xung PWM.
# Góc nhìn: khi ta lại gần nguồn sáng thì góc nhìn sẽ rộng, do đó sẽ phân biệt được những chi tiết nhỏ, nên cần ghép 3 điểm lại gần với nhau thì việc phối hợp màu sẽ không bị phát hiện ra. Nhưng ở khoảng cách xa hay nguồn sáng hay bị che chắn bởi lớp vật liệu mờ ( Mica, Kính bắn cát…) thì các điểm gần sẽ trở thành 1 điểm mà mắt không thể phân biệt được, nên ta có thể tạo ra sự phối hợp đa sắc màu bằng cách ghép những LED đơn có 3 màu cơ bản (R,G,B) để cho giá thành thấp hơn và linh hoạt hơn vào những ứng dụng đòi hỏi công suất sáng cao: Sàn nhảy, Hộp đèn đổi màu, công trình tượng trưng tiêu biểu…
# Thời gian phối màu: Việc phối màu không nhất thiết ba màu cùng sáng vào một thời điểm, ta có thể cho sáng tuần tự các màu theo thời gian. Nên với đặc điểm này ta có thể dùng phương pháp thay đổi độ rộng xung (PMW) để biểu diễn cường độ sáng của từng màu. Điều này sẽ làm cho mạch điện trở nên đơn giản và chi phí rẻ.
# Độ sáng: những điểm sáng nhỏ, gần nhau thì công suất phát sáng nhỏ (màn hình TV có độ phân giải rất cao nhưng công suất không lớn). Còn ghép các đèn lại sẽ có công suất lớn đáp ứng nhu cầu sử dụng.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.